Đây vừa là tin tốt vừa là tin xấu. Tin tốt là AMD FreeSync và NVIDIA G-Sync đều bắt nguồn từ công nghệ VESA Adaptive Sync. Do đó, có rất nhiều điểm trùng lặp giữa hai công nghệ và về cơ bản chúng giống hệt nhau. Cả hai đều hoạt động để ngăn chặn tình trạng mất đồng bộ tốc độ khung hình giữa card đồ họa và màn hình, cả hai đều có phạm vi tốc độ khung hình dựa trên độ phân giải, cả hai đều không cho phép tốc độ khung hình giảm xuống dưới mức tối thiểu đó, v.v. Nếu bạn có một màn hình chơi game có FreeSync hoặc G-Sync, bạn sẽ có tốc độ làm mới (refresh rate) tuyệt vời và rất ít gặp phải các hiện tượng khó coi như rách màn hình hoặc tốc độ khung hình quá thấp.

Còn tin xấu là gì? FreeSync và G-Sync sử dụng chipset độc quyền ở mặt màn hình và các phần tử trình điều khiển ở mặt card đồ họa để phân biệt chúng, vì vậy theo định nghĩa thì chúng không tương thích. AMD FreeSync có nghĩa là FreeSync hoạt động với card đồ họa AMD Radeon. Trong khi G-Sync hoạt động với card đồ họa GeForce (đó cũng chính là nguồn gốc của chữ G).

Vì vậy, FreeSync và G-Sync có tương thích không? Câu trả lời là cả “Có” và “Không”. Tuy nhiên, do những điểm tương đồng vốn có của hai công nghệ này, chúng tôi nhận thấy đây là một tình huống “thử cũng không mất gì”. Tại sao lại như vậy?

Sự tương đồng

Nhiều mẫu màn hình chơi game BenQ có triển khai AMD FreeSync chính thức. Điều đó có nghĩa là FreeSync được đảm bảo hoạt động trên những màn hình đó và hoạt động hoàn hảo đối với những mẫu màn hình mà tốc độ khung hình cao lên đến 165Hz, và tất nhiên, với card đồ họa AMD Radeon.

Nhưng nếu bạn có một card đồ họa GeForce thì sao? Lúc này bạn có thể “thử cũng không mất gì”. Vì FreeSync và G-Sync rất giống nhau và có liên quan mật thiết đến VESA Adaptive Sync nên màn hình FreeSync có thể hoạt động rất tốt với card đồ họa GeForc. Bạn có thể không nhận được các khía cạnh cao cấp hơn, nhưng tính năng chống xé màn hình cơ bản thì vẫn có thể hoạt động tốt. Bạn có thể thử bật G-Sync trong trung tâm điều khiển NVIDIA và xem điều gì xảy ra.

Đáng để thử

Vì vậy, nếu bạn là một game thủ đang tìm kiếm tốc độ khung hình ổn định và có thiết lập hỗn hợp sử dụng màn hình BenQ FreeSync với card đồ họa GeForce, bạn cũng không có gì để mất khi cố gắng thử FreeSync. Nó không thể làm hỏng màn hình, card đồ họa hay bất cứ thứ gì khác. Trường hợp xấu nhất là… sẽ không có gì xảy ra. Bạn sẽ chỉ có tốc độ khung hình thả nổi tự do như bình thường, không có hỗ trợ tốc độ làm mới. Vậy tại sao không thử?

Không được hỗ trợ chính thức

Nói một cách nghiêm túc, nếu bạn sở hữu màn hình chơi game BenQ (mà chúng tôi nghĩ rằng mọi người nên có), hãy hiểu rằng chúng tôi hiện chỉ hỗ trợ FreeSync chính thức. Mặc dù G-Sync có thể hoạt động trên màn hình FreeSync của chúng tôi, nhưng nó không được hỗ trợ chính thức. Chúng tôi không thể cam kết rằng nó sẽ hoạt động và cũng không khuyến khích bạn đặt kỳ vọng cao vào điều đó. Nhưng vì việc thử sẽ không làm làm hỏng bất cứ thứ gì hoặc làm mất hiệu lực bảo hành của bạn, chúng tôi cũng nghĩ rằng bạn có thể thử. Điều đó có thể sẽ giúp ích cho bạn.

Điểm mấu chốt

AMD FreeSync và NVIDIA G-Sync giống nhau đến mức chúng tương thích chéo ở một mức độ theo mặc định. Tuy nhiên, khả năng tương thích đó không được đảm bảo và hãy cảnh giác với những nhà sản xuất tuyên bố hỗ trợ chính thức cho cả hai. Tất nhiên, khả năng tương thích như vậy là có thể, nhưng giá của màn hình phải phản ánh điều đó. Vì ngày nay, cả FreeSync và G-Sync đều khiến các nhà sản xuất màn hình tốn chi phí để triển khai, nên một màn hình giá tiết kiệm không thể hỗ trợ cả hai, hoặc đó là những màn hình giá rẻ chỉ được tạo ra để kiếm tiền nhanh chóng. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng. Tốt hơn là bạn nên sử dụng màn hình của một thương hiệu tốt hỗ trợ FreeSync hoặc G-Sync chính thức, sau đó thử nghiệm theo ý muốn của bạn.

Nguồn: BenQ