Hệ điều hành Windows 10 hiện nay được cài đặt khá phổ biến trên laptop bởi giao diện thân thiện và có nhiều tính năng mới mẻ.Tuy nhiên, nhiều trường hợp người dùng phản ánh rằng họ bị lỗi nút Start Menu trên máy tính Windows không hoạt động được. Vậy làm sao để khắc phục được lỗi này, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới để có hướng giải quyết.

1. Khởi động lại máy tính

Để khắc phục lỗi Start Menu không hoạt động, bạn hãy thử khởi động lại máy tính xem có được hay không. Sau khi khởi động xong, bạn xem lỗi đã được khắc phục hay chưa nhé.

Khởi động lại máy tính

Khởi động lại máy tính

2. Khởi động lại Windows Explorer

Khởi động lại Windows Explorer, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Nhấn chuột phải vào thanh Taskbar > Chọn Task Manager.

Chọn Task Manager

Chọn Task Manager

Bước 2: Trong tab Processes, cuộn xuống tìm đến mục Windows Explorer.

Trong tab Processes bạn cuộn xuống tìm đến mục Windows Explorer

Trong tab Processes bạn cuộn xuống tìm đến mục Windows Explorer

Bước 3: Nhấn vào mục Windows Explorer > Chọn Restart để khởi động lại Windows Explorer.

Nhấn vào mục Windows Explorer và chọn Restart để khởi động lại Windows Explorer

Nhấn vào mục Windows Explorer và chọn Restart để khởi động lại Windows Explorer

Sau khi khởi động lại máy thì bạn sẽ sử dụng được Menu Start, tuy nhiên cách này chỉ là tạm thời và lỗi sẽ có thể xảy ra bất cứ khi nào một lần nữa.

3. Tắt thông tin đăng nhập

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để vào Windows Settings.

Bước 2: Chọn Accounts.

Nhấn vào Accounts

Nhấn vào Accounts

Bước 3: Trong tab Sign-in Options > Cuộn xuống gạt mục Use my sign-in info to automatically sang Off.

Trong tab Sign-in Options cuộn xuống  gạt mục Use my sign-in info sang Off

Trong tab Sign-in Options cuộn xuống gạt mục Use my sign-in info sang Off

4. Update Windows 10

Bước 1: Mở Windows Settings bằng phím tắt Windows + I.

Bước 2: Nhấn vào biểu tượng Update & Security.

 Nhấn vào biểu tượng Update & security

Nhấn vào biểu tượng Update & security

Bước 3: Windows sẽ tự động kiểm tra quá trình cập nhật.

Windows 10 đang kiểm tra cập nhật

Windows 10 đang kiểm tra cập nhật

Bước 4: Nếu có bản cập nhật mới, bạn nhấn vào Download and install để cập nhật và Cài đặt.

Nhấn vào Download and install để cập tải và cài đặt.

Nhấn vào Download and install để cập tải và cài đặt.

Quá trình tải và cài đặt bản cập nhật đang được diễn ra, sau khi cài đặt xong bạn khởi động lại máy xem đã khắc phục được lỗi chưa.

5. Sửa lỗi Start Menu bằng Windows PowerShell

Bước 1: Nhấn chuột phải vào Taskbar > Chọn Task Manager.

 Nhấn chuột phải vào Taskbar và chọn Task Manager

Nhấn chuột phải vào Taskbar và chọn Task Manager

Bước 2: Nhấn vào File > Chọn Run new task.

Nhấn vào File và chọn Run new task

Nhấn vào File và chọn Run new task

Bước 3: Nhập powershell vào ô Open > Tích chọn Create this task with administrative privileges > Nhấn OK.

Nhập powershell vào ô Open

Nhập powershell vào ô Open

Bước 4: Nhập từ khóa sfc /scannow > Enter.

Nhập từ khóa sfc /scannow nhấn phím Enter

Nhập từ khóa sfc /scannow nhấn phím Enter

Bước 5: Sau khi chạy xong bạn sẽ nhận được 1 trong 2 thông báo sau

Trường hợp 1: Xuất hiện thông báo “Windows Resource Protection did not find any integrity violations” có nghĩa là máy tính của bạn không có chứa file lỗi nào.

Thông báo máy của bạn không chứa file có lỗi

Thông báo máy của bạn không chứa file có lỗi

Trường hợp 2: Xuất hiện thông báo “Windows Resource Protection found corrupt files but was unable to fix some (or all) of them” có nghĩa là máy tính của bạn hiện đang có file bị lỗi và cần phải sửa.

Thông báo máy của bạn có chứa file có lỗi

Thông báo máy của bạn có chứa file có lỗi

Bước 6: Nhập lệnh DISM /Online /Cleanup-Image /RestoreHealth vào trong cửa sổ PowerShell và nhấn Enter.

Lệnh này sẽ giúp tự động tải xuống các file trực tiếp từ Microsoft để thay thế các file bị lỗi. Sau khi quá trình tải xuống kết thúc bạn khởi động lại máy tính và xem kết quả.

6. Tạo tài khoản người dùng mới

Bước 1: Chuột phải vào thanh Taskbar > Chọn Task Manager.

Chuột phải vào thanh TaskBar và chọn Task Manager

Chuột phải vào thanh TaskBar và chọn Task Manager

Bước 2: Vào File > Chọn Run New Task.

Vào File và chọn Run New Task

Vào File và chọn Run New Task

Bước 3: Gõ NET USER ACCOUNTNAME PASSWORD /ADD > Tích chọn Create this task with administrative privileges > Nhấn OK.

Gõ NET USER ACCOUNTNAME PASSWORD /ADD và ô Open

Gõ NET USER ACCOUNTNAME PASSWORD /ADD và ô Open

Trong đó ACCOUNTNAME là tên tài khoản, PASSWORD là mật khẩu.

Bước 4: Vào Control Panel > Chọn System.

Vào Control Panel và chọn System

Vào Control Panel và chọn System

Bước 5: Vào Advanced System Settings.

Vào Advanced System Settings

Vào Advanced System Settings

Bước 6: Trong tab Advanced, click vào Settings ở dưới mục User Profiles.

Trong tab Advanced, click vào Settings ở dưới mục User Profiles

Trong tab Advanced, click vào Settings ở dưới mục User Profiles

Bước 7: Chọn Tài khoản mới > Click vào Copy To.

Chọn Tài khoản mới và click vào Copy To

Chọn Tài khoản mới và click vào Copy To

8. Reset, khôi phục cài đặt gốc Windows 10

Nếu những cách khắc phục trên mà bạn chưa thể khắc phục được lỗi này thì bạn nên khôi phục cài đặt gốc lại cho máy tính của mình.

Tham khảo bài viết: Cách reset, khôi phục cài đặt gốc máy tính Windows 10 đơn giản.

Reset, khôi phục cài đặt gốc Windows 10

Reset, khôi phục cài đặt gốc Windows 10

9. Thiết lập lại Index Windows 10

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2: Nhập từ khóa control /name Microsoft.IndexingOptions vào ô Open > Nhấn OK.

Nhập từ khóa control /name Microsoft.IndexingOptions vào ô Open và nhấn OK

Nhập từ khóa control /name Microsoft.IndexingOptions vào ô Open và nhấn OK

Bước 3: Trong cửa sổ Indexing Options, nhấn chọn Modify.

Trong cửa sổ Indexing Options và nhấn chọn Modify.

Trong cửa sổ Indexing Options và nhấn chọn Modify.

Bước 4: Nhấn Show all locations.

Nhấn Show all locations

Nhấn Show all locations

Bước 5: Tắt đánh dấu toàn bộ các mục > Nhấn OK.

Tắt đánh dấu toàn bộ các mục và nhấn OK

Tắt đánh dấu toàn bộ các mục và nhấn OK

Bước 6: Nhấn vào Advanced > Chọn Rebuild.

Nhấn vào Advanced > Chọn Rebuil

Nhấn vào Advanced > Chọn Rebuil

Cửa sổ mới hiện lên, bạn chờ nó chạy xong và nhấn OK.

Nhấn OK để kế thúc

Nhấn OK để kế thúc

Bài viết vừa rồi đã hướng dẫn bạn cách khắc phục lỗi không mở được Start Menu trên máy tính Windows 10 một cách đơn giản và nhanh chóng. Chúc các bạn thực hiện thành công!