Top 4 cấu hình PC rendering khỏe nhất 2023 dành cho các Editer – những lưu ý nào để máy PC chạy render mượt mà
Thời đại công nghệ số phát triển vì vậy các ngành nghề về truyền thông, quảng cáo và giải trí cũng tăng cao. Trong các ngành nghề này thì việc tìm ra một cấu hình PC để rendering là điều cần thiết để tạo ra nhiều sản phẩm như video, hình ảnh, TVC quảng cáo đến mọi người. Vì vậy, trong bài viết này Duy Hưng Company sẽ giới thiệu đến bạn Tiêu chí để chọn cấu hình PC rendering phù hợp với bạn.
1. Render là gì?
Render hay rendering (tiếng Việt là kết xuất đồ họa), đây chính là quá trình để tạo dựng lên một mô hình hay tập hợp những mô hình thành hình ảnh hay một cảnh phim nào đó bất kỳ.
Đặc biệt, với quy trình xử lý đồ họa thì kết xuất chính là bước cuối cùng cũng như rất quan trọng để có thể tạo nên một diện mạo cuối của mô hình hay hoạt hình. Ngoài ra, Render còn được ứng dụng tại trò chơi điện tử, chương tình mô phỏng, phim ảnh hay những hiệu ứng đặc biệt trong video.
2. Tiêu chí chọn cấu hình PC rendering
2.1. CPU
Quá trình Render cần phải có CPU mạnh mẽ để tốc độ xuất hình ảnh, video được nhanh chóng và mượt mà. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn được những dòng CPU có hiệu năng mạnh mẽ và ổn định. Bên cạnh đó, những chiếc CPU có xung nhịp càng cao thì giúp cho quá trình render sẽ được tốt hơn. Đơn cử như CPU Intel Core i7 – 13700K, Intel Core i9 – 13900K, AMD Ryzen 9 5900x, AMD Ryzen 7 3700X. Hơn hết, nếu muốn đầu tư hơn và có túi tiền “đủng đỉnh” bạn có thể chọn ngay Intel Xeon để cho khả năng kết xuất đồ họa nhanh chóng.
2.2. RAM
Thông thường, RAM có thể phù hợp cho PC rendering nhất sẽ có bộ nhớ từ 16 đến 32 GB. Với RAM 16 GB bạn có thể dễ dàng thao tác được với các phần mềm đồ họa 2D như Photoshop, Autocad,… Còn nếu làm các phần mềm 3D như 3Ds max, After Effects thì lưu ý chọn RAM từ 32 GB trở lên. Ngoài ra, về phần bus RAM, bạn nên chọn những loại RAM có bus càng cao càng tốt. Bus RAM khuyến cáo nhất là sử dụng 3000 trở lên. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ render và Preview. Một lưu ý nhỏ cho bạn khi lựa chọn RAM đó là phù hợp với Mainboard của bạn, bởi nếu RAM càng cao mà main không thể hỗ trợ nổi thì cũng là công cốc.
2.3. Ổ cứng
Không phải bàn cãi nhiều, nếu muốn build một cấu hình PC rendering thì ổ cứng SSD là vô cùng cần thiết. Bởi sức mạnh của SSD nhanh gấp 10 lần so với HDD. Điều này giúp hệ thống được vận hành trơn tru hơn, tốc độ khởi động máy hay mở ứng dụng cũng vô cùng nhanh chóng. Đồng thời sẽ giúp bạn tránh được sự lãng phí thời gian do phải chờ đợi máy loading. Tuy nhiên, thông thường thì ổ cứng SSD sẽ rất mắc tiền vì vậy nếu ai không đủ kinh phí để chi quá nhiều tiền cho 1 ổ cứng SSD có dung lượng cao thì có thể đầu tư thêm cho mình 1 ổ cứng HDD để đảm nhiệm phần việc lưu trữ những sản phẩm khi vừa render xong. Ổ cứng gợi ý cho bạn chính là trang bị 1 ổ SSD 240 GB trở lên cùng 1 ổ HDD 1 TB trở lên để vừa đảm bảo được khả năng lưu trữ cùng như khắc phục được tình trạng loading lâu của HDD.
2.4. Chọn VGA phù hợp
Một chiếc PC để render thì cần có VGA mạnh mẽ. Những con chip GPU ở bên trong VGA cũng có nhiệm vụ khá quan trọng trong việc render. Nó sẽ có nhiệm vụ phân công các phần tạo ma trận ở các điểm ảnh và các mảng. Thông qua đó sẽ giúp CPU có thể dùng những khả năng còn lại của mình cho các công việc khác.
Lựa chọn card đồ họa có cấu hình ổn định và mình mẽ để quá trình render sẽ mượt mà hơn.. Một số card đồ họa gợi ý cho bạn như NVIDIA RTX 3060 GAMING 12GB, NVIDIA GTX 1660S 6GB GAMING , NVIDIA GTX 1070, NVIDIA GTX 1050 Ti, NVIDIA GTX 1650 để có thể đầu tư bộ máy đồ họa mạnh mẽ và chuyên nghiệp. Còn nếu kinh tế của bạn không cho phép thì có thể sử dụng NVIDIA GT 1030 chẳng hạn. Tuy nhiên quá trình kết xuất đồ họa là quá trình cần thiết và cần một chiếc card đồ họa ổn định vì thế hãy nên chọn chiếc đồ họa ổn áp nhất với nhu cầu sử dụng của bản thân.
2.5. Tản nhiệt
Chắc hẳn rồi, quá trình render sẽ phát sinh ra một lượng nhiệt khá lớn, chính vì vậy một chiếc tản nhiệt tốt sẽ làm giảm nhiệt đồ của các linh kiện phát ra. Nhờ vậy giúp giảm tối đa tình trạng linh kiện bị hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của PC hơn. Những chiếc máy renderding thường phát ra nhiệt độ khá cao vì vậy bạn nên sử dụng những chiếc tản nhiệt nước vì nó sẽ có hiệu quả tốt hơn so với tản nhiệt khí. Ưu điểm của tản nhiệt nước chính là hiệu quả làm mát cao, không phát âm thanh lớn. Đặc biệt là mang độ thẩm mỹ khá cao cho bộ PC của bạn. Tuy nhiên, nếu tài chính của bạn không cho phép thì vẫn có thể sử dụng một chiếc tản nhiệt khí.
3. Ưu và nhược điểm khi render bằng CPU và GPU
3.1. Đối với Render bằng CPU
– Ưu điểm:
- Những chương trình hay phần mềm sẽ được tối ưu cho việc Render nhiều hơn so với khi sử dụng GPU
- CPU có thể dễ dàng tận dụng được tài nguyên của máy tính một cách tối đa
- Quá trình khi render bằng CPU sẽ ổn định hơn
– Nhược điểm:
- Việc render yêu cầu con chip phải mạnh mẽ, vì vậy khi bạn muốn nâng cấp CPU để việc render được thoải mái hơn thì cực kỳ phức tạp, bên cạnh đó cũng tốn rất nhiều chi phí
- Khối lượng tài nguyên của bộ máy tính sẽ dành phần lớn cho CPU
- Tình trạng bị gián đoạn trong quá trình render đồ họa của CPU xảy ra khi tài nguyên phần cứng hoạt động hết công suất.
3.2. Đối với việc Render bằng GPU
– Ưu điểm:
- Thông thường một chiếc Mainboard sẽ có nhiều khe PCIe, chính vì vậy việc lắp thêm GPU cho máy là hoàn toàn khả thi và dễ dàng. Bên cạnh đó cũng tiết kiệm chi phí hơn so với CPU
- Một ưu điểm nữa khi bạn render bằng GPU chính là tốc độ render khá nhanh. Bởi nếu phần mềm tương thích render bằng GPU thì cho dù cùng một mức tiền nhưng tốc độ của GPU sẽ nhanh hơn từ 2 đến 15 lần so với CPU.
- Bạn cũng có thể tận dụng được cả bộ vi xử lý tích hợp có sẵn trong GPU một cách dễ dàng.
– Nhược điểm:
- Nhược điểm đầu tiên chính là bộ nhớ VRAM có trên GPU rất thấp
- Có thể bị ngẽn giao tiếp bất cứ lúc nào, bởi vì GPU nếu muốn giao tiếp thì đều phải thông qua CPU. Do đó nó không có quyền truy cập trực tiếp. Vậy nên độ trễ thông tin của GPU sẽ cao hơn và cũng làm giảm hiệu suất đi.
- GPU sẽ phụ thuộc khá nhiều vào driver bởi nếu driver được update và thay đổi thì buộc nó phải cập nhật driver mới.
4. Bạn nên Render bằng CPU hay GPU?
Quá trình render là thực hiện các phép tính toán như các tác vụ khác ở trên PC. Vì vậy, trong quá trình đó nó có thể thực hiện bằng cả CPU (bộ xử lý trung tâm) và GPU (bộ xử lý đồ họa). Hơn hết, cả CPU và GPU đều có những tác vụ xử lý khác nhau. Chính vì thể quá trình render bằng CPU và GPU cũng có những điểm khác biệt.
Đơn cử, CPU có số lõi ít hơn nhiều so với GPU. Bởi CPU được tạo ra với mục đích chính là xử lý một số ít tác vụ cần thực hiện các phép toán tuần tự với tốc độ càng nhanh càng tốt. Còn với GPU, rất thích hợp để thực hiện nhiều tác vụ nhỏ nhất cùng một lúc nhờ số lõi lớn hơn rất nhiều so với CPU. Tuy nhiên, CPU lại nhỉnh hơn ở chỗ là có thể quản lý được lượng RAM lớn lên đến đơn vị Terabyte. Trong khi đó GPU (VRAM) chỉ dừng lại ở vài chục Gigabyte. Chính vì những sự khác biệt này đã dẫn đến:
– GPU có tốc độ render nhanh hơn cùng, tuy nhiên CPU thì lại cho chất lượng hình ảnh cùng độ chính xác tốt hơn.
– Nếu tính đến tốc độ xử lý đồ họa của GPU có thể tương đương đến 5 CPU. Bên cạnh đó giá thành GPU rendering cũng rẻ hơn.
– GPU không thể xử lý các kết xuất cần dung lượng bộ nhớ lớn, trong khi đó CPU có thể hoàn thành việc này rất tốt.
– Nhờ tốc độ xử lý nhanh nhạy mà GPU vô cùng thích hợp đối với những công việc đồ họa.
Nhìn chung thì việc render bằng GPU sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn và dễ dàng kết xuất đồ họa được nhanh chóng hơn. Tùy thuộc vào những tính chất công việc, giá thành, độ chính xác, bộ nhớ mà chúng ta sẽ lựa chọn GPU và CPU phù hợp với nhu cầu của bản thân.
5. Top 4 cấu hình PC phù hợp để rendering
1- DHPC RENDER CORE i7-13700K
Thông tin sản phẩm:
- Main: Asus Prime Z690-P D4 CSM
- CPU: Intel Core i7-13700K
- Ram: Adata D50 32GB Bus 3200Mhz (16GBx2) White
- Ổ cứng: SSD Team M2-2280 PCIe Gen 3×4 MP33 512GB
- HDD: Seagate 1000GB
- VGA: GIGABYTE RTX 3060 GAMING OC 12GB
- Nguồn: Corsair CV750
- Tản: CoolMoon AIO 240 RGB White
- Vỏ case: César Odyssey + 3 FanLed RGB
Thông tin sản phẩm:
- Main: Asus ROG Strix B660-A Gaming Wifi D4
- CPU: Intel Core i7-13700
- Ram: Adata D50 32GB Bus 3200Mhz (16GBx2)
- Ổ cứng: SSD Team M2-2280 PCIe Gen 3×4 MP33 512GB
- HDD: Seagate 1000GB
- VGA: GIGABYTE RTX 3060 GAMING OC 12GB
- Nguồn: Xigmatek 650w
- Tản: CoolMoon AIO 240 RGB White
- Vỏ case: César Odyssey + 3 FanLed RGB
3- DHPC RENDER CORE i5-13400 3060
Thông tin sản phẩm:
- Main: Asus Prime B660M-A D4
- CPU: Intel Core i5-13400
- Ram: Adata D50 16GB Bus 3200Mhz (8GBx2)
- Ổ cứng: SSD Team M2-2280 PCIe Gen 3×4 MP33 512GB
- VGA: GIGABYTE RTX 3060 GAMING OC 12GB
- Nguồn: Xigmatek 650w
- Tản: CR 1000
- Vỏ case: César Light White + 3 FanLed RGB
4- DHPC RENDER CORE i5-13400 1660S
Thông tin sản phẩm:
- Main: Asus Prime B660M-A D4
- CPU: Intel Core i5-13400
- Ram: Adata D50 16GB Bus 3200Mhz (8GBx2)
- Ổ cứng: SSD Team M2-2280 PCIe Gen 3×4 MP33 512GB
- VGA: Asus TUF GTX 1660S 06G Gaming
- Nguồn: Xigmatek 650w
- Tản: CR 1000
- Vỏ case: César Light White + 3 FanLed RGB
6. Kết luận
Nhìn chung, tùy thuộc vào từng nhu cầu và mục đích cũng như ngân sách mà bạn đang có để có thể xây dựng một cấu hình PC rendering phù hợp. Hơn hết, bạn cần lưu ý trong quá trinh xây dựng cấu hình của bộ máy này chính là hãy cân bằng được CPU và GPU trước, khi làm được việc đó thì bạn sẽ tiếp tục quan tâm đến những phần cứng tiếp. Với những cấu hình PC mà Mega vừa gợi ý trên, hy vọng bạn có thể lựa chọn được những phần cứng phù hợp để build được bộ PC phù hợp với nhu cầu rendering của mình.